Nhẫn trước sự bần cùng | Trí tuệ lãnh đạo

  • Không có tiền tài thì gọi là bần cùng, Nguyên Hiến không hề bị bệnh. Đến quỷ cũng cười nhạo Bá Long, kỳ thực nghèo khổ là do vận mệnh đã an bài.
  • Ý của đấng sáng tạo là dùng sự bần cùng để thử thách kẻ đọc sách. Dù nghèo đói vẫn thật thà ngay thẳng, đây mới là người quân tử.
  • Con người ta chẳng ai có tài sản cố định, bởi vì không ai có thể giữ được lâu dài. Những của cải vật chất đoạt được bằng con đường không chính đáng lập tức sẽ đem tai hoạ tới.

BÌNH GIẢI: 

Trong cuồn “Nhượng vương”, Trang Tử viết: “Thời Xuân Thu, Nguyễn Hiến sống ở nước Lỗ, căn nhà chỉ rộng 10 mét vuông, mái lợp cỏ tranh, lấy cành dâu làm khung cửa, lấy cỏ bồng làm cửa chính, gốm vỡ làm cửa số, vải rách ngăn thành hai gian. Căn nhà dột tứ phía, sàn nhà ẩm ướt, ông lại ngồi ngay ngắn ở đó gảy đàn. Tử Cống cưỡi ngựa lớn, mặc áo khoác ngoài màu trăng, áo bên trong màu tím đỏ, con ngõ nhỏ không đủ chỗ cho xe ngựa vào bèn đi bộ vào gặp Nguyên Hiến. Nguyên Hiến đội chiếc mũ rách, đi giày rách, chống gậy đứng ở cửa đón, Tử Cống nói: “Ôi, tiên sinh đã mắc bệnh gì vậy?” Nguyên Hiến đáp lời: ‘“Ta nghe nói không có tiền thì gọi là nghèo, có học thức mà không có đất dụng võ thì gọi là bệnh, hiện nay ta nghèo, nhưng không có bệnh”. Tử Cống nghe xong không biết phải cư xử ra sao, sắc mặt lộ rö vẻ xấu hố.

Tử Cống tự cho mình giỏi giang, nghe người có học nói cách nhìn của họ về sự nghèo khổ, tự bản thân cũng lộ vẻ hố thẹn. Bởi kỳ thực chính Tử Cổng mới là người có bệnh – tâm bệnh. Y không thể đứng từ trên cao nhìn nhận vấn đề nghèo khổ, cũng không thể chịu đựng được cuộc sống khốn khó. càng không thể hiểu nổi những người chịu đựng sự bần cùng nhưng chí hướng như biển lớn.
Những người khác nhau sẽ có cách nhìn khác nhau về cái nghèo, tiêu chuẩn đặt ra không giống nhau, và khả năng chịu đựng sự nghèo khổ cũng khác nhau.
Với sự nghèo khổ, một số người sinh ra đã sống trong cảnh bần hàn, dù làm việc chăm chỉ nhưng vẫn cứ nghèo. nên họ cảm thấy sự nghèo đói thật đáng sợ.Đây là sự nghèo khổ về phương diện vật chất. Còn một số người là tự nguyện sống trong sự bần cùng, mượn hoản cảnh nghèo khổ để tôi luyện ý chí của bản thân, đây là tỉnh thần tự giác trải nghiệm sự nghèo khổ. Do vậy, không chỉ chú trọng tới sự hướng thụ vật chất của bản thân, mà còn coi trọng việc tu tâm dưỡng tính, đó mới là chịu đựng sự nghèo khố một cách tích cực nhất.
Vào thời Nhà Lương của Nam triều, Lưu Hiệp là nhà phê bình lý luận văn học, tự Ngạn Hoà, người huyện Cử ở Đông Quản. Cha ông là Lưu Thượng, từng làm Đội trưởng Đội ky binh. đã mất từ khi Lưu Hiệp còn rất nhỏ. Mặc dù gia đình túng bấn tột cùng, nhưng ông vẫn dốc lòng học tập, chăm chỉ đọc sách, thông kinh bác sử. Do không có nguồn thu nhập nào. nên ông không lấy được vợ. cuộc sống hàng ngày đều dựa vào những tăng nhân ở chùa cưu mang. Dù vậy, tác phẩm lý luận văn học nổi tiếng nhất của ông là “ Văn tâm điêu long ” được hậu thế đánh giá rất cao. Đây là tác phẩm lớn mà ông chịu đựng sự nghèo túng để viết nên. 

Thẩm Ước là người đứng đầu của văn đàn thời đó, tiếng tăm lừng lẫy, Lưu Hiệp muốn mời ông ta nhận xét về tác phẩm của mình nhằm tạo được tiếng tăm. Thẩm Ước là người nổi danh trong thiên hạ, Lưu Hiệp lại chỉ là kẻ sĩ bần hàn. sao có thể dễ dàng gặp được ông ta? Nhưng Lưu Hiệp là người nhanh trí, mau chóng nghĩ ra một cách.
Một ngày nọ, Lưu Hiệp nghe ngóng được tin tức Thẩm Ước hôm đó có việc phải ra ngoài, bèn vác đống sách của mình lên vai, đóng giả thành một người bán sách, từ rất sớm đã đứng ở một con đường cách Thẩm phủ không xa để chờ. Khi xe ngựa của Thẩm Ước đi qua, Lưu Hiệp nhân cơ hội cất tiếng rao bán. Thẩm Ước vốn thích đọc sách, liền dừng lại, tiện tay cầm lấy một cuốn, phát hiện đó là cuốn sách mình chưa từng đọc qua, liền lật ra xem thử.
Lần xem thử này khiến Thẩm Ước bị lôi cuốn tới mức mua ngay một cuốn về nhà. đặt trên bàn say sưa đọc. Trong các cuộc tụ hội của giới thượng lưu về sau, Thẩm Ước không ngừng giới thiệu cuốn sách này. Lúc đó. các học sĩ trong văn đàn thấy Thẩm Ước hết lời khen ngợi cuốn “’Văn tâm điêu long này liền lũ lượt học theo, truyền tay nhau đọc, Lưu Hiệp nhanh chóng trở nẻn nổi tiếng.
Lưu Hiệp là kiểu mẫu của người nghèo khó nhưng chí lớn, nghẻo tới mức không lấy nổi vợ, nhưng ông không để tâm, dành tất cả tâm sức của mình vào việc viết sách, bước sang trang mới trong sự nghiệp của cuộc đời. Nếu Lưu Hiệp không thể chịu đựng sự nghèo khổ, hoặc luôn oán than, trở nên tự ti, dựa dẫm vào quyền thế, suốt ngày chỉ chú tâm vào những thứ như vậy thì làm gì có bộ “Văn tâm điêu long ˆ truyền lại cho đời sau? Lưu Hiệp có thể an nhiên trong cảnh bần hàn, không sợ nghèo sợ khổ, trái lại đấu tranh với cái khổ cái khó, đây chính là sự nhẫn nại tích cực nhất đối với cái nghèo.
Trong cuốn “Phần thư” Lý Chí từng nói: “Bần mạc bần tử vô kiến thức”.
Y muốn nói, không có văn hoá, không có tri thức, tâm hồn trống rỗng, ấy mới thật là nghèo nản. “Hậu Hán thư” cũng viết: “Đừng sợ chức vị không đủ cao mà hãy nghĩ xem đạo đức của mình đã hoàn thiện chưa; đừng thấy thu nhập của bản thân không nhiều mà cảm thấy sỉ nhục, hãy nghĩ xem học thức của mình đã đủ uyên bác chưa”. Chỉ có đạo đức kém, tri thức thiểu hụt mới thật sự nghèo hèn. Quần áo, đồ ăn thức uống không bằng kẻ khác không đồng nghĩa với việc mình nghèo, đây mới là nhận thức chung của những người hiền tài thời cổ đại.
< Trích: Trí tuệ trong Đức Nhẫn – Thường Vạn Lý >
Hỏi và đáp (0 bình luận)