Nhẫn trước sự nhục mạ

  • Có thể nhẫn nhịn trước sự sỉ nhục của người khác, sẽ có khả năng hoàn thành nghiệp lớn trong thiên hạ. Trên cầu, Trương Lương cúi mình nhặt giày, thu được kiến thức để trở thành bậc thầy của đế vương. Dân chúng chê cười Hàn Tín cúi mình luồn qua háng, Hàn Tín lại mang trong mình chí lớn của bậc vương hầu.
  • Giống như dùng nước tiểu để dập tắt đống tro tàn còn nóng rực, Hàn An Quốc đã phải chịu sự sỉ nhục lớn tới mức nào. Phạm Tuy bị quấn chiếu vứt trong nhà xí, cuối cùng được phong làm Ứng hầu. Sự nhục mạ giống như thuốc đắng giã tật, không khiến người ta mơ mơ màng màng thì không thể trị khỏi bệnh.
  • Người xỏ tất chân cho người khác lại làm tới Diên uý, người không thèm lau nước bọt kẻ khác nhổ vào mặt mình cuối cùng lại làm Tể tướng.

BÌNH GIẢI

Nhẫn nhịn được thì hãy nhẫn nhịn là trạng thái tâm lý mà mọi người  nên cố gắng giữ được. Có thể chịu đựng sự lăng mạ từ nhiều phía chính là sự rèn luyện cho năng lực sinh tổn của mỗi người.
Địa vị của con người trong cuộc sống luôn luôn thay đối, được yêu thích hay bị sỉ nhục cũng bất thường. Khi phải gánh chịu sự sĩ nhục cần cố gắng kiểm chế. Trước tiên, không nên sợ bị lăng nhục, cần có sức chịu đựng thật mạnh mẽ. Thứ hai, sau khi bị nhục mạ, vẫn cần nhẫn nhịn, chịu đựng sự sĩ nhục và hiếp đáp của người khác, không nổi giận, không phẫn nộ, không tranh đấu. không thù hận, dùng tâm thái điểm tĩnh nhất để đáp trả, khiến kẻ lăng mạ mình chán nán không còn hứng thu nữa. Thứ ba, sau khi phải chịu sự lăng mạ, đửng cho rằng đó là lẽ đương nhiên, mà phải dùng hành động tích cực nhất để xoá sạch mọi sự sỉ nhục. Thứ tư, sau khi địa vị của bản thân đã có sự thay đổi, hãy đối xử tốt với kẻ đã từng cố tình lăng mạ mình, đây mới chính là biểu hiện của việc bạn đã nhẫn nhịn được sự lăng mạ.
Trương Lương xỏ giày & quyển “Thái Công binh pháp”
Trương Lương ở thời Tây Hán có tổ tiên là người nước Hàn. Bác ông là Trương Khai Địa, cha là Trương Khai Đô, từng làm Tướng quốc Của nước Hàn. Khi nước Tần tiêu diệt nước Hàn, Trương Lương còn trẻ, chưa làm quan. Lúc ấy, có một lần, ông đi dạo trên một cây cầu ở Hạ Phi bỗng thấy một cụ già đi tới, cố ý để giày rơi xuống dưới, rồi quay đầu nói với Trương Lương: “Cậu bé kia. hãy xuống nhặt giày cho ta!” Trương Lương vô cùng kinh ngạc. thật muốn đánh cho người kia một trận. Tuy nhiên, vì ông lão đã già, nên cố kiểm chế, đi xuống nhặt giày lên, còn quỳ xuống xỏ giày vào cho cụ.
Ông cụ đi giày vào xong liền nói: ”Cậu bé này có thể dạy dỗ được: Năm ngày sau, vào sáng sớm hãy gặp ta ở đây”. Trương Lương thấy lạ lắm, bèn quỳ xuống đáp: “Vâng ạ!” Năm ngày sau, trời vừa sáng Trương Lương liền đi tới nơi hẹn, ông lão đã tới trước rồi, rất tức giận mắng: ““Cậu tới trễ quá, tại sao vậy?”. Lại qua năm ngày nữa, gà vừa gáy Trương Lương liền đi ngay, nhưng ông lão lại đã ở đó rồi, tức giận mắng: “Cậu tới trễ rồi. tại sao vậy?” Lại qua năm ngày nữa, mới nửa đêm Trương Lương đã vội đi ngay, một lát sau thì cụ già tới, rất vui vẻ nói: “Nên như thế này chứ”. Ông cụ lấy ra một cuốn sách ra, nói với Trương Lương: “Nếu cậu đọc hết cuốn sách này thì sẽ trở thành quân sư của quốc vương”. Nói xong liền đi ngay, từ đó không hề gặp lại. Khi trời sáng, Trương Lương mở sách ra xem, là cuốn Thái công bình pháp ”. Trương Lương cảm thấy rất không bình thường. liền chăm chỉ đọc. Sau này ông phò trợ Hán Cao Tổ giành được thiên hạ. Cao Tổ đã dùng rất nhiều kế sách của Trương Lương. Cao Tổ nói: “Ngồi
trong trướng vạch kế sách, lại quyết định sự thắng lợi ở ngàn vạn xa xôi, ta không bằng Trương Lương”. Trương Lương được coi là một trong tam kiệt của nhà Hán, được phong làm Lưu Hầu. Bản thân ông từng nói rằng: “Mượn ba tấc lưỡi mà trở thành quân sư của hoảng thượng, như vậy Trương Lương đã thoả mãn lắm rồi”
Hàn Tín chui qua háng thuở hàn vi
Hàn Tín thời Tây Hán gia cảnh khốn khó, không có việc gì làm bèn đi câu cá. Trong khu phố bán thịt có một kẻ muốn bắt nạt Hàn Tín nên nói:”Dù mày vừa cao vừa to, lại thích đeo kiếm bên người, nhưng thực ra trong lòng thì hèn nhát”, Hắn nhục mạ Hàn Tín trước mặt mọi người: Nếu mày không sợ chết thì đâm tao một nhát, bằng không hãy chui qua háng tao”. Hàn Tín nhìn một hồi, rồi cúi người chui qua háng tên kia, khiến toàn bộ dân chúng trên đường đều nhạo báng Hàn Tín là kẻ nhát gan. Sau đó, Tất Công nhắc tới Hàn Tín với Cao Tổ. Mới đầu Cao Tổ không biết tới Hàn Tín nên không trọng dụng, ông liền bỏ đi, đích thân Tiêu Hà phải đuổi theo Hàn Tín, rồi nói với Cao Tổ: “Hàn Tín là quốc sĩ có một không hai, nếu người muốn đoạt được thiên hạ thì tuyệt đối không thể thiếu Hàn Tín. Những người bàn bạc đại sự
với hắn đều phải nhờ vả khẩn cầu hắn. Người hãy chọn một ngày, phải chay tịnh, lập đàn, làm đầy đủ các hình thức nghi lễ mới được”. Hán vương đồng ý. Sau đó liền mời Hàn Tín làm Đại tướng, Sau khi đã giành được và ổn định thiên hạ, Cao Tố nói với các tướng: “Kết nối trăm vạn binh sĩ, khi chiến đấu nhất định sẽ thành công, khi tấn công nhất định sẽ thắng lợi, về mặt này ta không bằng Hàn Tín. Đây là một anh hùng hào kiệt” Hán Cao Tổ phong ông làm Tề vương, sau đó giáng chức xuống làm Hoài Âm Hầu. Sau này, Hàn Tín cho gọi kẻ đã từng nhục mạ mình tới, phong cho làm Trung uý, nói với các tướng: “Đây là một vị tráng sĩ. Khi xưa hắn lăng nhục ta, lẽ nào ta không thể giết hắn sao? Nhưng giết rồi cũng chẳng nổi tiếng được, vậy nên ta nhẫn nhịn, chịu đựng sự nhục mạ đó”
Hàn An Quốc thời Tây Hán. ban đầu làm việc cho Lương Hiếu Vương, chức Trung đại phu. Sau đó do tranh giành quyền lực mà bị giam vào ngục. Quan coi ngục Điền Giáp sĩ nhục Hàn An Quốc, ông liền nói: ‘“Tro bụi chẳng thể cháy trở lại sao?” Điển Giáp liền nói: “Nếu có cháy trở lại thì dùng nước tiểu dập tắt nó đi” Chẳng bao lâu sau, Lương vương thiếu người làm Nội sư. Hán Vương Phủ liền sai sứ giả tới mời Hàn An Quốc làm Nội sử cho Lương vương. Điền Giáp vội trốn chạy. Hàn An Quốc nói: “Nếu Điền Giáp không tới làm quan, ta sẽ cho thiêu chết toàn bộ gia tộc của hắn” Điển Giáp để trần thân trên tới tạ tội. Hàn An Quốc cười nói: ‘“Tro tàn cháy trở lại rồi, ngươi có khả năng dập tắt nó không?” Sau đó đối xử với Điền Giáp rất tốt.
“Thượng thư – Thuyết mệnh” viết: “Nêu thuốc không thể khiến người ta mơ màng rơi vào giấc ngủ, thì bệnh sẻ không thể khỏi được”, Đây là lời Cao Tông đáp lại lời thầy dạy học. Câu nói này dùng phép ấn dụ, nhằm nói đến những người không thể chịu đựng được những sự  việc khó chịu thì không thể trở thành người tài.
Nhẫn nhịn sự nhục mạ không phải là biểu hiện của sự hèn nhát, mà chính là tự bảo vệ bản thân, nhằm chờ đợi một ngày nào đó sẽ phát huy hơn nữa tài năng của mình. Nhẫn trước sự nhục mạ càng không phải chấp nhận sự nhục mạ của đối phương, mà phải dùng sự coi thường của bản thân với chuyện đó để đáp lại sự hãm hại của đối phương.
Việt Vương Câu Tiễn | nếm mật nằm gai
Năm thứ 27 Chu Kính Vương, hai nước Ngô Việt đánh nhau, Việt Vương Câu Tiễn bị giam ở núi Hội Kê. Vì chờ đợi một ngày có thể làm lại từ đầu, Câu Tiển lựa chọn cầu hoà với Ngô vương. Ông sai Văn Chủng mang mỹ nữ  và châu báu đi gặp Bá Hy, là đại thần mà Ngô vương Phù Sai hết mực yêu quý. Bá Hy vốn là kẻ tham lam và háo sắc, ban đầu còn giả vờ  lạnh nhạt, nhưng khi thấy bộ dạng khúm núm của Văn Chủng, lại thêm dàn mỹ nữ và đống ngọc ngà châu báu đã sớm khiến hắn thèm nhỏ dãi, cuối cùng cũng nói giúp cho nước Việt trước mặt Ngô vương.
Khi Bá Hy diện kiến Phù Sai, biết được việc Việt vương Câu Tiền phái Văn Chủng đi cầu hoà, Phù Sai liền giận dữ nói: ‘“Thù giết cha còn chưa báo, ta sao có thể đồng ý cầu hoà chứ?” Bá Hy nhận được lợi lộc từ nước Việt, lại đã nhận lời Văn Chủng, lúc này không thể không dốc sức mà hoàn thành.
Vậy nên, tận lực dùng lời ngon tiếng ngọt khuyên nhủ Phù Sai đồng ý lời cầu hoà của nước Việt. Cuối cùng, Phù Sai không thể chống đỡ nổi những lời dụ dỗ của Bá Hy, bèn đồng ý, nhưng đặt ra yêu cầu Câu Tiẽn cùng vợ phải sang nước Ngô làm con tin. Câu Tiễn hết cách, đành phải chấp nhận yêu cầu của Phù Sai, mang Phạm Lãi và vợ đến nước Ngô.
Việt vương Câu Tiển bị giam ở nước Ngô vỏn vẹn 3 năm. Trong 3 năm này phải chịu đủ mọi sự dày vò sỉ nhục, chịu đủ sự khổ đau của kẻ mất nước. Thế nhưng, Câu Tiễn đã dùng nghị lực phi thường để nhẫn nhục chịu đựng tất cả những điều này, nhờ vậy mà có được sự quật khởi thành công sau này.
Trong hiện thực cuộc sống, con người cũng thường vì sự nhỏ bẻ hoặc yếu kém của mình mà phải chịu sự chèn ép, lăng nhục của người khác, thậm chí là bóc lột. Khi đó không nên lấy trứng chọi đá, hãy nhẫn nhịn sự xúc phạm nhất thời, trước hết bảo vệ bản thân, rồi xây dựng lực lượng, tìm kiếm phương cách xoá bỏ sự nhục mạ. Không phải ai cũng có thể lựa chọn được phương pháp đúng đắn, chịu đựng sự lăng mạ nhằm tìm cơ hội vùng lên. Những người có thể làm được điều này chắc chắn sẽ làm được việc lớn, gây dựng sự nghiệp vẻ vang.

< Trích: Trí tuệ trong Đức Nhẫn – Thường Vạn Lý >

⇒  Tham khảo:

Hỏi và đáp (0 bình luận)